VIÊM HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM
Các bệnh lý hô hấp ở trẻ em tuy xảy ra quanh năm, nhưng lại tăng nhanh vào thời điểm giao mùa chuyển sang mùa đông như hiện nay, nhất là các bệnh lý viêm hô hấp trên. Do đó, cha mẹ bé nên trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ khoa học, cách phòng ngừa bệnh cũng như nhận biết những dấu hiệu nặng của bệnh.
- Viêm hô hấp trên là gì?
Viêm hô hấp trên là bệnh lý viêm nhiễm ở các cơ quan thuộc hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Tùy thuộc vào cơ quan bị viêm nhiễm, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ có tên gọi khác nhau như viêm mũi họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang,..

- Vì sao trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên ?
Đây là các cơ quan này có nhiệm vụ lấy không khí từ ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc khí rồi đưa vào phổi, cũng chính là những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí và môi trường bên ngoài. Do đó chúng rất dễ bị viêm nhiễm.
- Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em:
Thường do các tác nhân như: virus, vi khuẩn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá,... hoặc trẻ có bệnh suy giảm miễn dịch,…và nguy cơ càng tăng hơn nữa khi thời tiết chuyển mùa lạnh như hiện nay.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: trẻ có cơ địa dị ứng với thời tiết, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá,... hoặc trẻ có bệnh suy giảm miễn dịch,…và nguy cơ càng tăng hơn nữa khi thời tiết chuyển mùa lạnh như hiện nay.
- Những triệu chứng thường gặp:

- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Hắt hơi nhiều
- Sốt
- Ho có thể ho khan, ho đàm
- Ngứa họng, đau họng
- Khàn tiếng
- Ngoài ra có thể kèm theo nôn ói, tiêu lỏng, đau đầu, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc
- Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?
Phần lớn trẻ Viêm hô hấp trên có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Trường hợp trẻ có sổ mũi, nghẹt mũi: phụ huynh có thể làm thông thoáng đường thở cho bé bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở mũi trẻ đối với trẻ nhỏ hoặc nhỏ mũi và cho trẻ hỉ mũi ra đối với trẻ lớn.
Hạ sốt bằng thuốc paracetamol và bù nước khi trẻ có sốt, thuốc giảm ho khi trẻ có ho theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú thì cho trẻ bú nhiều hơn, chia thành nhiều cử.
Không tự ý dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh khi chưa được Bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Trường hợp trẻ có sổ mũi, nghẹt mũi: phụ huynh có thể làm thông thoáng đường thở cho bé bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở mũi trẻ đối với trẻ nhỏ hoặc nhỏ mũi và cho trẻ hỉ mũi ra đối với trẻ lớn.
Hạ sốt bằng thuốc paracetamol và bù nước khi trẻ có sốt, thuốc giảm ho khi trẻ có ho theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú thì cho trẻ bú nhiều hơn, chia thành nhiều cử.
Không tự ý dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh khi chưa được Bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
* Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi sát trẻ để kịp thời phát hiện bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến Bệnh viện, khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:
- Da tím tái
- Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm ngực (cha mẹ có thể đếm nhịp thở trẻ, xem tham khảo dấu hiệu thở rút lõm ngực trên Youtube)
- Li bì, khó đánh thức
- Bỏ bú, bỏ ăn
- Nôn ói nhiều
- Hoặc bất kì khi nào cha mẹ cảm thấy con bệnh nặng hơn.
- Các biện pháp giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ :
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng hoặc nghi ngờ viêm đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang y tế đúng cách khi đến những nơi đông người hay môi trường có nhiều bụi bẩn, ẩm mốc.
- Giữ ấm cho trẻ: mặc ấm, đội mũ ôm kín tai, giữ ấm cổ khi ra đường, mang tất để giữ cho chân luôn ấm áp.
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh để hỗ trợ sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Cho trẻ tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch, nhất là vacxin phế cầu và cúm.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời khi thời tiết chuyển mùa, quá lạnh hoặc quá nóng.
Tác giả: BS Nguyễn Thị Kim Xuyến
Những tin cũ hơn