Thông tin cần biết về Cấy que tránh thai
1. Cấy que tránh thai là gì ?
- Que cấy tránh thai là một loại thuốc ngừa thai bằng nội tiết tố, nó giải phóng hormone progestin vào cơ thể để tránh thai.
- Que cấy là một thanh nhựa rất nhỏ có kích thước bằng đầu que diêm. Bác sĩ sẽ cấy nó vào cánh tay ngay dưới da, tỷ lệ thất bại khi sử dụng phương pháp này là 0,05%.
- Nguồn tin cậy.
2. Que cấy tránh thai hoạt động như thế nào ?
- Que cấy giải phóng từ từ một loại hormone progestin gọi là etonogestrel vào cơ thể. Progestin ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn chặn sự phóng thích của trứng từ buồng trứng. Nó cũng làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung.
- Nếu bạn được que cấy trong năm ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, nó sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Nếu que cấy được cấy vào bất kỳ điểm nào khác, bạn nên sử dụng hình thức ngừa thai dự phòng trong bảy ngày.
3. Cấy que tránh thai có tác dụng phụ không?
- Một số ít người gặp phải các phản ứng phụ từ việc cấy ghép: kinh nguyệt không đều là tác dụng phụ thường gặp nhất, lượng máu kinh cũng có thể thay đổi nhiều hoặc ít hoặc vô kinh.
- Các tác dụng phụ hiếm gặp khác có thể bao gồm: đau đầu, đau vú, buồn nôn, tăng cân, u nang buồng trứng, nhiễm trùng nơi cấy ghép.
- Các tác dụng phụ thường biến mất sau vài tháng và hiếm khi nghiêm trọng.
4. Làm cách nào để sử dụng que cấy tránh thai ?
- Bạn phải gặp bác sĩ để được cấy ghép. Sau khi tiến hành kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa bộ phận cấy ghép vào dưới da cánh tay của bạn.
- Việc cấy que chỉ mất vài phút, bạn được thực hiện tiêm thuốc gây tê cục bộ, giúp quá trình phẫu thuật không đau. Que cấy tránh thai sẽ ngừng hoạt động sau ba năm.
- Để loại bỏ mô cấy, trước tiên bác sĩ sẽ gây tê cánh tay của bạn, sau đó, họ sẽ rạch một đường nhỏ nơi đặt que cấy và lấy que cấy ra ngoài. Khi đó, có thể cấy ghép que khác vào.
5. Ưu nhược điểm của que cấy tránh thai là gì?
- Ưu điểm của que cấy tránh thai:
- Một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả cao nhất.
- Không cần phải lo lắng về việc kiểm soát sinh sản trong ba năm.
- Khả năng sinh sản trở lại ngay sau khi que cấy được lấy ra.
- Thích hợp cho những phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen
- Không có tác dụng ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Chi phí cao.
- Cần có sự thăm khám của bác sĩ.
- Thiết bị phải được gỡ bỏ sau ba năm.
- Hiếm gặp que cấy di chuyển đi vị trí khác.
- Que cấy tránh thai không phải là loại biện pháp duy nhất hoạt động trong một thời gian dài. Các lựa chọn tránh thai dài hạn khác bao gồm:
- Dụng cụ tử cung bằng đồng.
- Vòng tránh thai nội tiết tố (progestin).
- Thuốc tránh thai dạng tiêm ba tháng một lần Depo-Provera.
- Các tác dụng phụ tương tự nhau đối với tất cả các phương pháp này. Chảy máu bất thường hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt là những tác dụng phụ thường gặp nhất đối với từng loại thuốc. Vòng tránh thai bằng đồng có thể có ít tác dụng phụ hơn các lựa chọn khác vì chúng không chứa hormone.
- Tất cả bốn phương pháp đều yêu cầu đi đến bác sĩ để đặt hoặc tiêm. Trong trường hợp cấy ghép và vòng tránh thai, việc thăm khám của bác sĩ để loại bỏ cũng là cần thiết.
7. Cấy que tránh thai có tác dụng phụ không?
- Giống như các hình thức kiểm soát sinh sản bằng hormone khác, que cấy có thể gây tăng cân và một số tác dụng phụ khác:
- Đau hoặc bầm tím nơi bác sĩ cấy ghép.
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau đầu.
- Viêm âm đạo
- Mụn
- Đau ở vú
- Lo lắng
- Đau dạ dày
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
(Bài viết được duyệt bởi Khoa Sản phụ khoa PKĐK Hạnh Phúc. Nguồn: healthline.com/health/birth-control/birth-control-implant)
Tác giả: Hữu Hạnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn