Viêm hô hấp cấp ở trẻ em và cách phòng ngừa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, một trẻ em dưới 05 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.Theo chu kỳ hằng năm, các bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ tăng cao từ tháng 09 đến tháng 12, khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài yếu tố thời tiết thay đổi, thì việc ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và diễn biến thất thường, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.
1. Bệnh viêm hô hấp cấp:
Hệ hô hấp là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, kể cả vi khuẩn, siêu vi, bụi và nấm mốc… do đó cơ quan này vô cùng nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
Các bệnh lý Viêm hô hấp bao gồm:
- Viêm hô hấp trên, như: Cảm cúm (nhiễm siêu vi, cảm lạnh), Viêm họng, Viêm xoang, Viêm mũi, Viêm thanh quản, Viêm tai giữa…
- Viêm hô hấp dưới, như: Viêm tiểu phế quản, Viêm phế quản, Viêm phổi, Viêm thanh khi phế quản cấp. Nhiễm trùng hô hấp dưới là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên toàn thế giới và ở Việt Nam.
2. Triệu chứng của bệnh đường hô hấp:
Phần lớn viêm hô hấp ở trẻ là bệnh Cảm cúm - nhiễm siêu vi, với biểu hiện nhẹ trong 2 – 3 ngày đầu tiên:
Phần lớn viêm hô hấp ở trẻ là bệnh Cảm cúm - nhiễm siêu vi, với biểu hiện nhẹ trong 2 – 3 ngày đầu tiên:
- Sốt: Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5°C, khi lên đến 38°C là có sốt.
- Ho ít.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
- Đau cổ họng
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Có thể đổ nghèn mắt, ngứa, đỏ, đau mắt, chảy nước mắt…
3. Những dấu hiệu trở nặng, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
- Khó thở: Trẻ thở co lõm hõm ức, ngực – bụng, thở nhanh, thở khò khè, thở rít… đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
- Trẻ thở yếu đi, rên rĩ, da – móng tay chân tái đi.
- Bé không ăn uống được, hoặc không bú sữa.
- Trẻ bứt rứt, không chơi hoặc, ngủ gà.
- Nôn ói nhiều, ho nhiều.
- Trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày.
- Gia tăng tình trạng nhiễm trùng (bội nhiễm): Dịch mũi - họng đục dơ, xanh, vàng,… Đau tai, quấy khóc.
4. Nguyên nhân dẫn đến viêm hô hấp:
Bệnh viêm đường hô hấp trên thường gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:
- Tình trạng sức khỏe kém (sức đề kháng): Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Môi trường sống:
Bệnh viêm đường hô hấp trên thường gây ra bởi virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi, khí độc. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp trên như:
- Tình trạng sức khỏe kém (sức đề kháng): Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Môi trường sống:
- Người sống trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Đông người và có nguồn lây.
- Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh.
- Tiếp xúc khói (thuốc lá, nhang, chất đốt,…)
5. Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên:
Tương tự bệnh COVID-19, các bệnh viêm hô hấp lây qua giọt bắn của dịch mũi (khi hắt hơi), dịch họng (khi ho, khạc đàm, nói lớn). Giọt bắn sẽ lây lan qua đường hít (trong không khí) hoặc đường sờ chạm (từ tay lên mắt mũi miệng).
Vì vậy cần phòng ngừa:
Tương tự bệnh COVID-19, các bệnh viêm hô hấp lây qua giọt bắn của dịch mũi (khi hắt hơi), dịch họng (khi ho, khạc đàm, nói lớn). Giọt bắn sẽ lây lan qua đường hít (trong không khí) hoặc đường sờ chạm (từ tay lên mắt mũi miệng).
Vì vậy cần phòng ngừa:
- Gia đình:
- Gia đình cần tạo môi trường sống thông thoáng cho bé. Không khói thuốc lá, khói nhang, bụi, ẩm mốc…
- Người lớn cần rửa tay thường xuyên, và trước khi chăm sóc trẻ và tạo cho trẻ có thói quen rửa tay. Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng thì có thể sử dụng nước sát khuẩn có chứa cồn.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng trẻ bằng tay chưa được rửa sạch.
- Người lớn cần che miệng (bằng khăn giấy hoặcống tay áo) khi ho và hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy ngay sau đó. Tập thói quen cho trẻ.
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào (đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động)
- Trong tình huống trẻ không tiếp nhận được việc tiêm ngừa; người chăm sóc trẻ cần được tiêm ngừa Cúm, Viêm phổi và Ho Gà.
- Trẻ em:
- Cho trẻ uống nước nhiều.
- Giữ ấm, đặc biệt là vùng cổ ngực của trẻ.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
- Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý:
- Vitamin D: Phơi nắng, phô mai, cá trích, cá mòi (cá đóng hộp).
- Calci: Trứng, sữa...
- Vitamin C: Sơri, Ổi, Bưởi, Dâu, Kiwi, Ớt chuông, Rau dền, Mồng tơi...
- Kẽm: Hàu, Sò…
Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, nhất là các loại vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như:
- Vắc xin Synflorix và Prevenar 13 (phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
- Vắc xin cúm phòng bệnh Cúm mùa…
6. Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên:
Hầu hết các trường hợp mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ (không cần dùng kháng sinh) và có thể cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể:
Hầu hết các trường hợp mắc viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ (không cần dùng kháng sinh) và có thể cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ ăn, bú bình thường, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ ăn.
- Nên nhỏ mũi và làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
- Cho trẻ uống nhiều nước. Nhưng vì trẻ sẽ khó uống nước, nên cho trẻ uống một lượng ít, và nhiều lần hơn trong ngày.
- Xử trí sốt: Nên cho trẻ nằm trong phòng mát, mặc quần áo rộng, thoáng mát. Thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay nếu sốt kéo dài không hạ.
- Ngoài ra, nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Trường hợp trẻ mắc bệnh nên đưa đi khám, không nên tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS. Trần Thị Kim Thu
Tác giả: Hữu Hạnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn