Vẹo vách ngăn mũi có nguy hiểm không ?
Mũi được chia ra thành 2 bên bởi một tấm vách gọi là vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi được cấu tạo từ một phần xương ở phía sau và một phần sụn ở phía trước. Vẹo vách ngăn mũi là khi vách ngăn bị cong vẹo sang một bên làm cho 1 bên khoang mũi nhỏ hơn bên còn lại. Khi bị vẹo vách ngăn nặng, nó có thể làm tắc một bên mũi làm giảm luồng khí, gây khó thở.
1. Nguyên nhân vẹo vách ngăn mũi ?
- Bẩm sinh: một số trường hợp, vẹo vách ngăn xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi.
- Chấn thương ở mũi: vẹo vách ngăn cũng có thể là kết quả của chấn thương do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay do tình trạng bạo lực... gây tác động cơ học vào vùng mặt, mũi làm cho vách ngăn mũi bị di chuyển ra khỏi vị trí.
- Quá trình lão hóa bình thường có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, làm nặng hơn tình trạng vẹo vách ngăn theo thời gian.
- Phù nề và kích ứng các hốc mũi (viêm mũi) hoặc các hốc xoang (viêm mũi họng) cũng có thể làm hẹp thêm đường mũi do vẹo vách ngăn, dẫn đến nghẹt mũi.
2. Triệu chứng vẹo vách ngăn mũi ?
- Thông thường vẹo vách ngăn không có triệu chứng và bạn thậm chí có thể không biết mình bị lệch vách ngăn. Tuy nhiên, một số vẹo vách ngăn có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Thông thường vẹo vách ngăn không có triệu chứng và bạn thậm chí có thể không biết mình bị lệch vách ngăn. Tuy nhiên, một số vẹo vách ngăn có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi: có thể một hoặc cả hai lỗ mũi. Triệu chứng rõ ràng hơn khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng có thể khiến đường mũi của bạn bị phù nề và hẹp lại.
- Chảy máu cam: bề mặt vách ngăn mũi của bạn có thể bị khô, làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
- Tiếng thở ồn ào khi ngủ: vách ngăn bị lệch hoặc phù nề các mô trong mũi có thể là một trong nhiều lý do khiến bạn thở ồn ào khi ngủ.
- Nhận thức về chu kỳ mũi: điều bình thường là mũi có thể luân phiên bị tắc nghẽn ở một bên, sau đó chuyển sang bị tắc ở bên kia. Đây được gọi là chu kỳ mũi.
- Ngủ nghiêng về một phía cụ thể: một số người có thể thích ngủ nghiêng về một phía cụ thể để tối ưu hóa việc thở bằng mũi vào ban đêm nếu một đường mũi bị thu hẹp.
- Đau mặt: do vách ngăn bị lệch nghiêm trọng trong đó các bề mặt bên trong mũi chạm vào nhau và gây ra áp lực dẫn đến cảm giác đau.
3. Chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi.
- Để chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi, cần nội soi mũi để kiểm tra bên trong mũi.
- Dựa vào nội soi mũi này, bác sĩ có thể chẩn đoán vẹo vách ngăn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra hướng điều trị.
4. Điều trị vẹo vách ngăn mũi
- Điều trị ban đầu của vẹo vách ngăn là làm giảm các triệu chứng bằng các phương pháp:
- Để chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi, cần nội soi mũi để kiểm tra bên trong mũi.
- Dựa vào nội soi mũi này, bác sĩ có thể chẩn đoán vẹo vách ngăn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra hướng điều trị.
4. Điều trị vẹo vách ngăn mũi
- Điều trị ban đầu của vẹo vách ngăn là làm giảm các triệu chứng bằng các phương pháp:
- Thuốc chống sung huyết mũi: là loại thuốc làm giảm phù nề mô mũi, giúp giữ cho đường thở ở cả hai bên mũi của bạn được thông thoáng. Thuốc chống sung huyết mũi có sẵn dưới dạng viên uống hoặc thuốc xịt mũi. Tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên thuốc chống sung huyết mũi đường xịt có thể tạo ra sự phụ thuộc và khiến các triệu chứng bùng phát trở lại sau khi bạn ngừng sử dụng.
- Thuốc kháng histamin: là thuốc giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, bao gồm nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Một số thuốc kháng histamin gây buồn ngủ và có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi sự thức tỉnh như lái xe.
- Thuốc xịt mũi có chứa steroid: làm giảm phù nề trong đường mũi. Thường mất từ một đến ba tuần để thuốc xịt steroid đạt được hiệu quả tối đa, vì vậy điều quan trọng là bạn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng chúng.
- Phẫu thuật tạo hình vách ngăn mũi
- Nếu các phương pháp trên không giảm triệu chứng, cần cân nhắc phẫu thuật để tạo hình lại vách ngăn mũi. Trong quá trình tạo hình vách ngăn, vách ngăn mũi được duỗi thẳng và đặt lại vị trí ở giữa mũi. Có thể cần phải cắt và loại bỏ các phần của vách ngăn trước khi lắp lại chúng vào vị trí thích hợp.
- Mức độ cải thiện với phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự vẹo lệch. Các triệu chứng do vẹo vách ngăn như nghẹt mũi có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, các tình trạng ảnh hưởng đến các mô lót mũi hoặc xoang do dị ứng thì không thể chữa khỏi bằng phẫu thuật.
5. Phòng ngừa vẹo vách ngăn mũi
- Phòng ngừa các chấn thương ở mũi có thể gây ra vẹo vách ngăn bằng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Phòng ngừa các chấn thương ở mũi có thể gây ra vẹo vách ngăn bằng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Đội mũ bảo hiểm hoặc khẩu trang trùm đầu khi chơi các môn thể thao tiếp xúc, chẳng hạn như bóng đá và bóng chuyền.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe có động cơ.
(Bài viết được duyệt bởi Khoa Tai Mũi Họng PKĐK Hạnh Phúc Nguồn https://www.mayoclinic.org).
Tác giả: Hữu Hạnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn